Tin tức

Ý kiến chuyên gia về tác dụng giảm mỡ gan nhờ tỏi tía

Ngày 24-03-2021 Lượt xem: 856

Tỏi có tên khoa học là Allium sativum, thuộc họ Hành. Tỏi mọc ở khắp nơi trên thế giới và từ lâu đã được con người biết đến vừa là loại gia vị không thể thiếu, vừa là loại dược liệu quý chữa trị cảm cúm, ho, đầy hơi khó tiêu… Các chất sun phít trong tỏi tía có tác dụng làm hết mỡ gan nhanh chóng nhờ ức chế trực tiếp sự tổng hợp cholesterol ở gan.

1. Mô tả

  • Cây thảo sống hàng năm, cao 30 – 40 cm. Thân hành ngắn, hình tháp gồm nhiều hành con gọi là ánh tỏi, to nhỏ không đều, xếp ép vào nhau quanh mỗi trục lõi, vỏ ngoài của thân hành mỏng, màu trắng hoặc hơi hồng.
  • Lá phẳng và hẹp, hình dài, mỏng, bẹ to và dài có rãnh dọc, đầu nhọn hoắt, gân song song, hai mặt nhẵn.
  • Cụm hoa mọc ở ngọn thành đầu tròn, bao bọc bởi những lá mo có mũi nhọn rất dài; hoa màu trắng hay hồng có cuống hình sợi dài; bao gồm 6 phiến hình mũi mác, xếp thành hai hàng, thuôn; nhị 6, chỉ nhị có cựa dài, đính vào các mảnh bao hoa; bầu gân hình cầu. Quả nang.
  • Mùa hoa quả: tháng 8 – 11.

2. Phân bố sinh thái

Tỏi là một trong những cây trồng cổ xưa nhất còn tồn tại đến ngày nay. Cây có nguồn gốc ở vùng Trung A (Tien Shan), ở đây hiện còn loại tỏi đặc hữu mọc hoang dại là Allium longicuspis Regel. Từ 3000 năm trước công nguyên, tỏi được biết đến ở Hy lạp. Ở Ấn Độ và Trung Quốc, tỏi cũng là cây trồng từ thời cổ đại. Người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Pháp đã đưa cây tỏi từ châu Âu sang châu Mỹ.

Ngày nay, tỏi là cây trồng rộng rãi khắp thế giới, từ vùng có khí hậu nhiệt đới xích đạo (5⁰) đến 50⁰ vĩ tuyến ở cả 2 bán cầu. Trải qua  hàng ngàn năm trồng trọt và chọn lọc, từ loài tỏi ban đầu đã hình thành nhiều giống tỏi khác nhau, tương đương với các  thứ như A. sativum L. var. sativum; var. typicum Regel; var. ophioscoiodon (Link) Doll và var. controversum (Schrader) Moore. Tất nhiên giữa các giống này, chúng khác nhau về kích thước, hàm lượng tinh dầu, năng suất cũng như đặc tính thích nghi với các vùng có điều kiện khí hậu khác nhau.

  • Ở Việt Nam, tỏi được trồng khắp các địa phương từ nam chí bắc. Hiện đang có 2 nhóm tỏi khác nhau là nhóm tỏi củ nhỏ, thơm, nhiều tinh dầu, được trồng ở các tỉnh phía bắc vào khoảng tháng 1 -2, thu hoạch vào tháng 5 – 6. Nhóm tỏi củ to, trồng ở các tỉnh phía Nam, nhất là ven biển miền Trung, đảo Lý Sơn – Quảng Ngãi, Bình Thuận và Ninh Thuận.

3. Công dụng của tỏi

Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã tìm ra nhiều hoạt chất có tác dụng trong Tỏi tía, ngoài những công dụng đã được biết đến từ trước còn phát hiện ra tác dụng tuyệt vời của các hoạt chất này đó là hạ mỡ máu, giảm béo và làm sạch mỡ trong gan.

Các chất sun phít trong tỏi tía có tác dụng làm hết mỡ gan nhanh chóng nhờ ức chế trực tiếp sự tổng hợp cholesterol ở gan.

Theo các công trình nghiên cứu trên toàn thế giới:

  • Dầu tỏi có tác dụng giảm béo mạnh vì nó ngăn cản sự tổng hợp chất béo trong gan, đồng thời kích thích tiêu hóa, tăng cường trao đổi chất mạnh do đó làm tiêu năng lượng dư thừa.
  • Các chất sun phít trong tỏi có tác dụng làm giảm mỡ máu, giảm độ nhớt của máu giúp máu lưu thông dễ dàng hơn trong cơ thể, chống lão hóa tế bào (những người thường xuyên ăn tỏi sẽ trẻ lại rõ rệt).

Tỏi cũng là một trong 21 loại thực phẩm giúp giảm béo hiệu quả được công nhận chính thức trên toàn thế giới. Điều đặc biệt là Tỏi tía có tác dụng hạ huyết áp nhưng lại tăng sinh lý cho nam giới. Các nhà khoa học cũng chứng minh rằng nếu làm biến đổi các hoạt chất sun phít của tỏi thì tác dụng trên cũng giảm nhiều hoặc mất hẳn (nấu tỏi chín quá, lên men tỏi…với dấu hiệu nhận biết là mất mùi đặc trưng của Tỏi).

4. Sử dụng tỏi tía đúng cách:

Mặc dù Tỏi tía rất tốt cho sức khỏe, nhưng đa số mọi người vẫn chưa biết cách dùng đúng loại “gia vị thuốc” này. Thói quen vẫn là dùng tỏi làm gia vị chiên, xào cùng với thức ăn. Điều này sẽ làm mất đi phần lớn hoạt chất quý của Tỏi.

  • Ăn tỏi tía sống cũng không hiệu quả vì chất Alliin chỉ có tác dụng khi được chuyển thành Allicin dưới tác dụng của men trong tép tỏi.
  • Hơn nữa dùng tỏi sống mùi rất khó chịu và gây kích ứng dạ dày mạnh, dùng lâu gây giảm thị lực.

Cách dùng hiệu quả là ngâm tỏi với rượu hoặc giấm, uống hằng ngày. Tuy vậy cách này không tiện dụng khi dùng và vẫn còn mùi khó chịu. Hiệu quả và cao cấp hơn nữa thì chiết lấy các thành phần sinh học có trong tép tỏi và đóng thành viên nang mềm.

Theo chuyên gia Bùi Quang Thuật, phó viện Trưởng viện công nghệ thực phẩm Quốc gia, chủ nhiệm đề tài Nhà nước về trích ly Dầu tỏi tía (đề tài thực hiện trong vòng 10 năm) cho biết:

” Dầu Tỏi tía có tác dụng làm sạch đường hô hấp, làm dễ thở và thở sâu, kháng vi rút và chống cúm hiệu quả. Cách dùng hiệu quả nhất là uống trước khi đi ngủ một liều duy nhất 6-8 viên, vừa tránh được mùi hôi, vừa làm ấm bụng khi ngủ, hạn chế các cơn ho về đêm, kích thích tiêu hóa. “

Cũng theo chuyên gia Thuật thì không nên dùng tỏi tía tươi vì gây kích ứng dạ dầy mạnh, giảm thị lực và có mùi khó chịu.

Gọi điện: 0962548488
SMS: 0962548488 Chat Zalo Chat Messenger